PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH KHI GIAO MÙA

Thứ hai - 25/11/2019 17:18
tải xuống
tải xuống
Trời đang ngả về thu, nắng gắt ban ngày, lạnh về sáng và đêm, kết hợp với độ ẩm giảm dần, không khí khô hanh. Thời tiết mùa thu được coi là dễ chịu nhất trong năm, nhưng do nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều nên đây cũng là mùa dễ mắc bệnh hơn các mùa khác.
I. KHUYẾN CÁO DỊCH CÚM A/H1N1
Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A/H1N1 gây nên.
1. Đường lây:
Bệnh thường dễ mắc và lây lan nhanh chóng vào mùa Đông - Xuân. Khác với cúm mùa thông thường là chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A/H1N1 có khả năng tấn công mạnh vào tế bào phổi, gây viêm phổi thậm chí là tử vong nếu không điều trị triệt để, kịp thời. Cúm A/H1N1 lây từ người này sang người khác theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ…
2. Đặc tính của virus Cúm A/H1N1:
Virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang… tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước, có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Ở thời tiết mưa dầm, thiếu ánh sáng thì cũng là môi trường để virus phát triển mạnh. Các dấu hiệu chính để nhận biết bệnh Cúm A/H1N1:
Sốt trên 38 độ C; ho; đau họng; đau đầu; đau cơ, mệt mỏi.
Một số trường hợp nặng nếu không được xử trí kịp thời có thể bị suy hô hấp dẫn tới tử vong ngay lập tức.
Để có chẩn đoán chính xác nhất người bệnh cần tới cơ sở y tế lấy dịch mũi họng mang đi làm xét nghiệm.
3. Cách phòng chống:
Để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra, tổ y tế khuyến cáo mạnh mẽ tới mỗi cá nhân, tập thể thực hiện các việc làm đơn giản nhưng thiết thực và đặc biệt rất quan trọng để phòng chống dịch, cụ thể:
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng, đồ chơi bằng hoá chất sát khuẩn Cloramin B.
Mỗi học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo ngay cho cán bộ y tế tại trường học, cơ quan hoặc cơ sở y tế khám.
Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm. Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng virus mà phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sỹ, thầy thuốc, nhân viên y tế.

II. KHUYẾN CÁO DỊCH TAY - CHÂN - MIỆNG:
Bệnh tay, chân, miệng (TCM) là một  bệnh ở người do virus đường ruột gây ra (Picornaviridae), bệnh thường gặp ở trẻ em.
1. Đặc tính:
Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng, một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay - Chân - Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông.

2. Các triệu chứng của bệnh tay - chân - miệng bao gồm:
Sốt; nhức đầu; ói mửa; mệt mỏi; khó chịu; đau lan lỗ tai; đau họng; thương tổn đau rát ở răng và miệng; phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân; loét miệng; mụn lở và rộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; biếng ăn; tiêu chảy.
6

Thời kỳ ủ bệnh thường là 3-7 ngày.
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh tay - chân - miệng do một nhóm virus gây nên (nhóm Enterovirus).
Bệnh Tay-Chân-Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh.

3. Cách phòng bệnh:
Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh tay-chân - miệng tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh.
Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa Cloramin. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…
Bệnh dịch thường bùng phát dịch trong nhà trẻ thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu và thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học, tuy nhiên những biện pháp sau đây thường được khuyến cáo:
Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh; che miệng khi ho và hắt hơi; vệ sinh đồ chơi; cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ có nước bọt nhiều.
7


III. NHÓM BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP:
          - Viêm đường hô hấp trên: (viêm họng, amidan) cấp tính và mạn tính: Khi viêm hô hấp cấp tính gây sốt cao kèm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và chuyển thành mạn tính.
8

 - Viêm đường hô hấp dưới: Viêm phế quản là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu, trẻ em càng dễ mắc. Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều về đêm và sáng, có đờm… nên sớm đến bác sĩ để được dùng thuốc thích hợp vì bệnh khó khỏi hẳn, dễ tái phát.
- Viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, phổi: ít gặp hơn nhưng khi mắc thường hay bị nặng. Mùa này 3 loại virut cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch, biến chứng có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa.
5

IV. DỊ ỨNG:
Giao mùa, thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói… là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản… Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế mắc bệnh.
Trên đây là những thông tin chính về việc phòng chống bệnh dịch của  y tế nhà trường khuyến cáo quý vị phụ huynh, cán bộ, giáo viên sẽ hướng dẫn, tuyên truyền một cách kịp thời và tích cực nhất nhằm nâng cao cho việc phòng chống bệnh dịch được hiệu quả.
                                                                                                                                                  Bộ phận Y tế - Trường mầm non Sơn Ca

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

  • Đang truy cập254
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay1,945
  • Tháng hiện tại15,621
  • Tổng lượt truy cập10,586,439
violympic
Bộ giáo dục
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây